Startup nên kiên trì đi theo một mục tiêu tới cùng

Startup nên kiên trì đi theo một mục tiêu tới cùng

Điều khó khăn khi bắt đầu startup luôn là kiên trì đi theo 1 mục tiêu. Vì trong quá trình hành động luôn có những cơ hội lạ lôi kéo bạn theo mà không đem lại kết quả cao. Kéo theo đó là mất tiền, thời gian và các mối quan hệ. Cũng đễ hiểu thôi vì khi bắt đầu làm chúng ta thường đói khát doanh số, hoàn thiện hệ thống hay không phải phơi mặt ngoài đường…

Thế nào là một mục tiêu cần thiết cho startup?

Startup nên kiên trì đi theo một mục tiêu tới cùng 1

Với việc khởi nghiên bây giờ dễ hơn ngày xưa rất là nhiều, vì những người đi trước đã dần lấp đầy những khó khăn về tri thức lẫn công cụ cho người đi sau. Điều dễ hiểu là bây giờ bạn có thể thấy các tài liệu về kinh doanh, marketing, PR, tài chính kế toán… lẫn cách thể loại sách, khóa huấn luyện, video đào tạo… các kỹ năng về cả chuyên môn và mềm quá là nhiều, việc chọn cho mình một cách thức học phù hợp để áp dụng hiệu quả nhất những gì bạn đang startup là việc bạn cần phải làm.

Với mục tiêu cho startup tôi thường chia mức độ ra làm 3 phần:

Startup nên kiên trì đi theo một mục tiêu tới cùng 4
– Mục tiêu cá nhân: đó là những mục tiêu thường liên quan đến vấn đề kinh tế – tài sản – tiêu sản. Mục tiêu cá nhân thường do một cá nhân thực hiện chính, và có thể là làm việc độc lập để đạt được mục tiêu, đó có thể là mở shop bán quần áo đạt được doanh số 30tr 1 tháng, đó có thể là 2 năm nữa làm ăn và mua được 1 căn nhà ở Hà Nội, đó có thể là trong vòng 3 tháng tới cố gắng thay được cái xe. Với tôi, mục tiêu cá nhân là những mục tiêu nhỏ , đó là đạt được những thứ vật chất mà bạn đang có nhu cầu thực sự. Mục tiêu cá nhân cũng có thể hiểu theo là mục tiêu riêng của mỗi cá nhân khi tham gia một team startup. Khi startup, bạn cũng nên có những mục tiêu nhỏ để nhanh và dễ đạt tới hơn, khi đạt được nó rồi, bạn sẽ có cảm giác thành công và hối thúc bạn đạt các mục tiêu xa hơn.

– Mục tiêu tập thể: Thường đó là mục tiêu hoạt động của một team startup. 1 team thì tất nhiên phải trên 1 người, và đây là mục tiêu chung. Những mục tiêu tập thể này đặt ra để mang lại lợi ích cho tập thể và thường là những người thành lập team – leader đề ra. Việc đạt doanh số 300tr một tháng, liên kết được với 5 đối tác chiến lược, chốt được danh sách 50 khách hàng tiềm năng trong một tuần hay hoàn thành một sản phẩm nào đó trong một tháng chẳng hạn đều là những mục tiêu tập thể mang tính ngắn hạn, có những mục tiêu tập thể mang tính dài hạn hơn như Trở thành công ty top 10 về 1 ngành nào đó tại một khu vực nào đó, phát triển được 10 chi nhánh trên toàn quốc trong 2 năm,  … vì là mục tiêu tập thể nên sẽ là do cả tập thể làm. Đạt được những mục tiêu tập thể sẽ khiến team bạn có kinh tế, quyền lực, mối quan hệ, uy tín… để bạn thực hiện mục tiêu cao hơn nữa – Mục tiêu xã hội.

– Mục tiêu xã hội sẽ là những cái đích cuối cùng mà bạn cần hướng đến. Khi bạn đã phát triển được team – công ty của mình đến tầm thỏa mãn về tài chính và dễ dàng thực hiện được các mục tiêu tập thể đã đề ra, bạn cần thực hiện những mục tiêu xã hội ngay lúc này, chỉ khi thực hiện được những mục tiêu xã hội, đẳng cấp cá nhân, tập thể mới có thể lên được một tầm cao mới – cống hiến lợi ích cho xã hội sẽ làm bạn khẳng định được giá trị vai trò của bản thân và tập thể của mình với cộng đồng. Với những mục tiêu như xây dựng trung tâm phát sáng tài năng trẻ, tổ chức các cuộc thi tìm kiếm tài năng startup, làm ra được những sản phẩm hay dịch vụ có ích cho cộng đồng… Với bất khì mục tiêu nào hướng đến đem lại giá trị sống cho xã hội – đều là mục tiêu xã hội, tất nhiên là việc thực hiện mục tiêu này bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn ngoài danh tiếng… Người nào tạo ra và phát triển cộng đồng sẽ làm chủ cuộc chơi.

Nên đề ra mục tiêu nào vào lúc nào?

Startup nên kiên trì đi theo một mục tiêu tới cùng 2
Khi bắt đầu khởi nghiệp, người tập hợp thành viên team ( có những người đã làm việc với nhau lâu và cùng chung sở thích quan điểm và cách kinh doanh sẽ có những mục tiêu chung ) đã phải có những bước xây dựng ý tưởng kinh doanh, mục tiêu kinh doanh và kế hoạch kinh doanh rồi. Đối với mục tiêu kinh doanh, thì mục tiêu xã hội phải là cái bạn cần làm đầu tiên – sản phẩm – dịch vụ của bạn có ích lợi gì cho xã hội? Chỉ khi bạn thực hiện làm được một sản phẩm dịch vụ có ích cho xã hội, bạn mới có thể tạo nên được cộng đồng của riêng mình. Các mục tiêu tập thể hay cá nhân, bạn có thể lập dần chúng, không nên đề ra các mục tiêu tập thể hay cá nhân trước vì nó là một biến số, nó sẽ luôn thay đổi theo bước tiến của bạn và team để phù hợp hơn với những gì đang sảy ra khi bạn thực hiện mục tiêu xã hội, hãy đề ra mục tiêu xã hội trước rồi sau đó xây dựng mục tiêu tập thể dựa theo đó, rồi hãy đến mục tiêu cá nhân của riêng mình.

Để tập hợp team, bạn cần có mục tiêu xã hội tốt và bay xa, như vậy, những người bạn muốn tham gia mới có hứng thú để thực hiện cùng bạn, vì ai cũng muốn xây dựng cộng đồng trên những sản phẩm và dịch vụ của mình. Nhưng chia sẻ các mục tiêu xã hội thì cũng cần có các mục tiêu tập thể để họ biết được họ đang làm gì và sẽ được gì, đồng thời cũng nên tìm hiểu các mục tiêu cá nhân của họ để xem họ có phù hợp thực sự với team mình đang thành lập hay không.

Tất cả những gì bạn làm hãy tính toán để nó có tính kế thừa

Đúng vậy, nếu bạn đang cố học thật nhiều thứ để nâng cao tầm hiểu biết xã hội cho mình thì nên dừng lại ngay, vì sẽ có nhiều thứ bạn sẽ chả bao giờ dùng tới, hoặc bạn sẽ dùng nó không nhiều, hơn nữa là sẽ làm tiêu tốn thời gian và công sức của bạn.

Với những mục tiêu cũng vậy, mục tiêu cá nhân nên có sự bồi đắp cho mục tiêu tập thể và mục tiêu tập thể thì giúp hoàn thiện dần mục tiêu xã hội. Biết cách xây dựng mục tiêu hướng tính kế thừa sẽ giúp bạn và team đi đến mục tiêu xã hội nhanh hơn, focus được những công việc cần phải làm tốt hơn và quan trọng, bản kế hoạch kinh doanh sẽ không lan man mà cực kỳ súc tích. Làm việc có tính kế thừa sẽ giúp bạn và team hoàn thiện hơn, có được những kỹ năng tính toán chính xác, cân đo được lợi hại, thành quả để có thể quyết được nên làm cái nào, không nên làm cái nào, bởi, trong khi startup bạn sẽ có vô vàn cơ hội để lựa chọn đi theo, có khi còn làm chệch mục tiêu xã hội của mình nữa, chính vì vậy tôi mới đưa tựa đề bài viết này là Startup nên kiên trì đi theo một mục tiêu tới cùng và tất cả các phần trên cũng chỉ là nội dung để bạn hiểu hơn về luận điểm cuối cùng này.

Startup nên kiên trì đi theo một mục tiêu tới cùng

Startup nên kiên trì đi theo một mục tiêu tới cùng 3
Khi startup, bạn sẽ gặp phải các vấn đề rất rất khó nhằn, nhiều khi chúng là vớ vẩn, nhưng lại cản đường của bạn rất nhiều, khiến bạn nao núng và muốn bỏ cuộc. Điển hình là các vấn đề về: nhân sự, tài chính, thời gian, khách hàng, doanh thu, sản phẩm… sẽ sinh ra liên tục khi bạn bắt đầu startup.

Vấn đề mà khiến startup hay bỏ cuộc nhất đó là vấn đề hết vốn duy trì. Khi bạn tập trung phát triển dịch vụ và sản phẩm của mình thì đồng thời các nguồi thu nhập nuôi sống khác của bạn sẽ giảm đi, và nguồn chính bạn mong muốn về chính từ dịch vụ hay sản phẩm mà mình đang startup. Nhưng đời không như mơ, khoản 70% các sản phẩm và dịch vụ ban đầu bạn làm ra sẽ không thu về doanh số ngay, 25% còn lại là ít, chỉ có số ít là có sự chuẩn bị và kế thừa từ trước thì sẽ ra được ngay để nuôi sống team, ví dụ như giờ bạn mà bắt đầu nhập các sản phẩm về bán mà chỉ có 2 3 người mới biết một chút về sản phẩm, 1 chút về sales, 1 chút về marketing thì dù bạn có cả đống vốn sẽ sớm khô máu. Nhưng nếu vốn vửa đủ nhưng những thành viên trong team có tài năng từ trước về sales, marketing, sản phẩm… thì việc cơ cấu để ra doanh thu ngay là rất dễ ( việc chọn thành viên gia nhập team tôi cũng khuyên bạn nên suy nghĩ sao cho có tính kế thừa ).

Nhưng phần lớn các team startup sẽ gặp phốt về vốn ngay trong những ngày đầu. Chính vì vậy, nếu mục tiêu bạn đề ra đang hút máu của team quá nhiều ( tiền bạc, công sức, thời gian, mối quan hệ… ) thì rất có thể, bạn và team mình, sẽ chệch bánh, và đảo chiều hướng đi theo một con đường khác với dự định và mục tiêu ban đầu. Tôi khẳng định khi bạn startup sẽ có rất nhiều cơ hội kinh doanh từ luồng ngoài sẽ đến hấp dẫn bạn, từng thành viên trong team bạn hay cả team bạn luôn. Nhưng cơ hội đó nghe rất mượt tai và rất dễ đạt được, vì thường những người chia sẻ cơ hội đó sẽ lấy bản kế hoạch trong mơ để chia sẻ ( bản kế hoạch trong mơ là khái niệm tôi hay dùng để chỉ ra các kế hoạch được viết quá tươi đẹp, dường như chỉ toàn thuận lợi chứ chả có khó khăn, rủi ro gì cả ).

Việc sa ngã và thích thú với nó sẽ làm bạn siêu lòng và quên béng đi cái mục tiêu đầu tiên của mình mà thực hiện mục tiêu mới. Đến khi bạn thực hiện mục tiêu mới, bạn mới nhận ra là nó cũng đầy rẫy nhưng khó khăn và rủi kho như mục tiêu cũ, đến lúc đó nếu có một kế hoạch khác bạn thấy tươi sáng hơn, bạn sẽ lại thực hiện và rồi cũng nhận ra nó cũng chả tốt đẹp gì hơn, cứ thế, cứ thế, bạn sẽ thử cái này qua cái khác và rồi bạn sẽ mất người, mất tiền, mất thời gian, mất nhiều thứ mà cuối cùng nhận ra được là những kế hoạch đó thật vớ vẩn, bạn chán ghét nó và bạn từ bỏ… Bạn đi về làm thuê cho nó lành…

Tôi chỉ khuyên bạn là mục tiêu nào cũng vậy thôi, khi bắt đầu startup thì khó khăn và rủi ro là điều đương nhiên, bạn trải qua được thì mới sang được trang mới. Chứ bạn thấy khó khăn và rủi ro ghê quá, không liều mình chiến đấu mà bỏ cuộc giữa chừng, tìm kiếm những cơ hội dễ dàng hơn thì sớm muộn bạn cũng nhận lấy những thất bại tràn trề – thất bại đúng nghĩa – thất bại không rút ra được điều gì mang tính kế thừa cả.

Khi bạn theo đuổi mục tiêu tới cùng, tôi tin bạn sẽ đạt được nó, bởi nếu chúng ta còn thở, thì chúng ta vẫn có thể xoay chuyển được tình thế, dẫu lúc đó bạn đang nợ nần chồng chất, mất bạn bè người thân, mất vợ, mất chồng, không nhà cửa, không tài sản, không còn gì cả… những lúc ở vực thẳm nhất… bạn vẫn có thể xoay chuyển được tình thế. Thử nghĩ đi, khi chạm vực rồi, bạn không đứng dậy leo lên, thì bạn tính đào thêm lỗ để thì thụt sâu hơn à???

Vậy nên, qua bài viết này, tôi cũng chỉ muốn nói một ý thôi, như tiêu đề tôi đặt vậy. Hãy kiên trì và sống chết với mục tiêu mà mình đã đề ra, và hãy nhớ đó là những mục tiêu xã hội đấy! Good Luck!!!

Bài viết của Jay Vương! Là quan điểm của tác giả. Xin ai sao chép hãy để lại nguồn.

Tôi rất ngại viết vì sợ người ta chê cười mình kém hiểu biết mà cũng múa bút khoe khoang, nhưng tôi rất muốn viết để có thể trau dồi được khả năng đó của mình hơn. Tôi tin rằng khả năng viết và chất lượng bài viết của tôi sẽ tăng lên theo thời gian, và dần sẽ được mọi người công nhận. Khi bạn sợ hành động của bạn bị người khác chê cười, bạn từ bỏ và nó đáng bị chê cười thật, còn bạn vẫn tiếp tục nó thì sẽ đến một ngày bạn sẽ chứng minh được việc làm của mình hoàn toàn có ý nghĩa và kết quả. Những thiên tài đều là những thằng ngốc đến khi họ chứng minh được rằng là mình đúng…

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *