Sự cố chấp để người khác nuôi đứa con tật nguyền

Sự cố chấp để người khác nuôi đứa con tật nguyền phần 0

Nếu bạn nghĩ bạn làm công ăn lương rồi đầu tư tiền cho một người khác quản lý công ty mà bạn lập ra, rồi sẵn sàng chấp nhận lỗ cho công ty trong 3 – 4 năm chỉ để mong rằng sau 3 – 4 năm đấy nó sẽ phát đạt lên như bao cuốn sách nói ( thường các cuốn sách về kinh doanh hay ám chỉ một công ty mà trụ được từ 5 – 6 năm sẽ bắt đầu khởi sắc ) thì quả là một sai lầm lớn…

Sự cố chấp để người khác nuôi đứa con tật nguyền phần 1

Điều quan trọng của một công ty phát triển không phải là thời gian nó hoạt động. Mà là do người lãnh đạo – đội ngũ nhân lực – Vấn đề CON NGƯỜi vẫn là yếu tố hàng đầu mà tôi đánh giá cao nhất! Vì chúng ta không có rất rất nhiều tiền để thử sai – vì vậy đừng để cho người khác cầm tiền của bạn tiêu mà bạn vẫn chấp nhận điều đó. Nếu người đó cầm tiền của bạn tiêu hay đầu tư – và nó vẫn tạo ra khoản lỗ thì đó là nhân lực kém chất lượng – đừng dại nghĩ rằng nó sẽ tốt lên – vì chả ai xót tiền của bạn bằng bạn đâu. Tiều chùa bao giờ cũng là tiền được người ta xả láng và không xót thương nhất – nhất là ở Việt Nam.

Khi nó là đứa con của bạn – Thật khó để bỏ nó

Một công ty được sinh ra đồng nghĩa với việc người đứng tên trong bản đăng ký kinh doanh – chủ sở hữu – mà gọi thân thiết hơn là cha con vậy. Họ cũng dứt ruột đẻ đau mới có thể sinh thành được một công ty – một đứa con – một ước mở của họ. Cũng như những đứa con thật – chúng bị tật nguyền – chúng bị thiểu năng – thì phần lớn người cha – người mẹ vẫn yêu thương – vẫn chăm sóc và vẫn chi một khoản tiền không nhỏ để duy trì sự sống cho đứa con của mình thì công ty làm ăn thua lỗ – nhân lực yếu kém – hệ thống mỏng manh – dịch vụ tai tiếng thì người cha – người bỏ tiền hay sinh ra nó vẫn đứt ruột ném tiền vào để duy trì cho nó sống – sống tạm đủ để không chết ( không phá sản ).

Họ điều hành công ty không có mục tiêu phát triển

Đúng, họ giao trọng trách điều hành công ty cho người khác nhưng vẫn muốn có quyền chỉ đạo điều hành trực tiếp từ xa. Họ có mục đích và mục tiêu để công ty sống – nhưng vì để sống đã là quá khó nên họ dường như quên béng mất mục tiêu phát triển của công ty mình. Có thể họ mời những người có kinh nghiệm về điều hành công ty – những người đó muốn cải tổ lại công ty thì gặp phải vô vàn sự chồng chéo từ cách quản lý từ trước. Vấn đề đơn giản là tiền để cải tổ thì luôn phải rót một khoản lớn và khó giải thích tại sao cần một khoản tiền lớn để cải tổ vì người bỏ tiền chắc cũng chả hiểu nó là cái gì??? Họ quen với việc rót nhỏ giọt, vì họ cũng xót tiền, họ rót nhỏ giọt để tiền vừa đủ nuôi sống công ty. Chứ rót nhiều quá đứa con của mình chết iểng thì đau lòng lắm. Hơn thế nữa, với những người mới về cải tổ, họ muốn cải tổ để công ty có lợi nhuận và phát triển mạnh mẽ, nhưng những người đứng đầu thì chỉ cần công ty cuối năm hòa vốn là được – chính họ cũng mất niềm tin với sự phát triển của công ty này thì họ mời những người kia về làm gì nữa??? Vậy nên, kể cả mời người tài về giúp đỡ, thì với tình trạng chồng chéo như vậy, người tài cũng phải vẫy tay…
Sự cố chấp để người khác nuôi đứa con tật nguyền phần 2

Không quản lý trực tiếp – nhân lực phá nát văn hóa

Vì không quản lý trực tiếp mà điều hành từ xa, nên những nhân lực họ thuê về sẽ phá nát dần thương hiệu của họ. Vì đi làm nên họ có nhiều mối quan hệ rộng để kéo khách về cho công ty, nhưng những nhân lực đó không thể đem lại dịch vụ tốt cho khách hàng họ kéo về thì đó là một điều tai hại – họ mất mối quan hệ đó – mất sự tin tưởng đó – mất hình ảnh – và mất cả các sự hợp tác lớn hơn trong tương lai. Hơn thế nữa, những nguồn nhân lực kém chất lượng luôn muốn đút túi riêng cho mình, họ báo giá khống, ăn cắp linh kiện, không sửa dứt điểm hay nghĩ đủ mọi cách để bòn rút tiền của cả xếp và khách hàng. Và vì không quản lý trực tiếp – những người đứng đầu cũng chỉ biết dc điều đó chứ chả có cách giải quyết nào cả – giờ mà cho họ nghỉ việc – thì ai đi chăm sóc khách đây ??? Thế hóa ra công ty mình là công ty ma à?

Nó là một vòng xoáy, và khi cha nó thực sự cạn tiền, thì chắc vòng xoáy đó chấm dứt… Nếu họ không sớm nhận ra được những điều này, và vẫn tin rằng người khác sẽ làm thay mình tốt hơn,,, thì họ sẽ vẫn phải chấp nhận lỗ dài, mất tiền dài dài…

Sự cố chấp để người khác nuôi đứa con tật nguyền phần 3
Vậy nên, với quan điểm cá nhân của tôi, và cũng là người đã tham gia phát triển và thành lập các công ty – mặc dù nó chưa có tên tuổi – tôi hiểu ra một số điều và kết nối chung thành một quy trình như sau:

– Bạn yêu thích kinh doanh và muốn xây dựng một công ty cỡ lớn – hãy chọn một ngành mà bạn thích – đem lại lợi ích cho xã hội và theo đuổi nó.
– Đừng nghĩ theo đuổi là phải vào đại học – có bằng cấp hay gì đó… Bạn có thể dùng bất cứ biện pháp nào – cách thức nào – miễn sao bạn trở thành chuyên gia trong ngành đó
– Khi trở thành chuyên gia – tức bạn có tiền từ đó – hãy tích lũy nó
– Tìm kiếm cho mình những đồng đội cốt cán nhất
– Tìm hiểu về dòng tiền của ngành bạn – khi thực sự am hiểu được dòng tiền của ngành bạn đang chảy ra sao – bạn mới có thể biết cách kiếm tiền chắc chắn từ nó – từ đó mới đến bước tiếp theo
– Thành lập công ty khi bạn đủ chín về nhân lực – tài chính và kiến thức
– Thường xuyên trau đồi các kỹ năng mềm – kỹ năng quản lý – lãnh đạo – quản lý tiền…
– Xây dựng nên các mục tiêu cá nhân – mục tiêu tập thể – mục tiêu xã hội mà tôi đã đề cập
– Thực hiện các mục tiêu đó và không ngừng giao lưu học hỏi để phát triển yếu tố bản thân – công ty của mình

Đừng bao giờ nghĩ rằng

– Đầu tư vào một thứ mà mình không biết nó là gì? Không hiểu nó? Không có căn cứ xác minh được tương lai của nó? Chưa thực sự là chuyên gia về nó?
– Đầu tư vào một dự án – teamword – công ty mà nhân sự yếu kém – chỉ giỏi khoác lác và gây sự – người đứng đầu không có tài năng thực sự
– Đầu tư tiền cho người khác quản lý công ty của mình, còn mình đi làm cái khác kiếm tiền về duy trì công ty
– Nghĩ rằng mình có thể lập công ty ngay khi chưa thành chuyên gia – chưa có đội ngũ lòng cốt – chưa có những mối quan hệ trong ngành – chưa có sự am hiểm về dòng tiền của ngành đó – bạn chỉ có tiền và nhìn thấy ngành đấy khá béo bở
– Bạn là một chuyên gia tốt nhưng lãnh đạo hay quản lý yếu kém, vậy đừng nghĩ việc thành lập công ty – vì thế giới sẽ mất đi một chuyên gia giỏi và sinh ra một quản lý tồi
– Sẽ mời những nhân lực có tài từ trước về làm cho mình – bạn sẽ gặp vấn đề về lương trả cho họ – kế hoạch họ đề ra – sự kiêu ngạo của họ… vô vàn vô vàn… hãy suy nghĩ sao để những nhân lực đầu tiên là những nhân lực xuất sắc nhất – như Jack Ma đã làm được…

Còn vô vàn những điều đừng bao giờ nghĩ rằng nữa nhưng tôi nghĩ như trên chắc cũng đủ phần nào để những ai đang khởi nghiệp hay mơ mộng phát triển công ty từ xa dập tắt được những mộng mơ hão huyền đó… Xin lỗi nếu đã chạm phải lòng tự ái của ai đó…

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Không yêu đừng nói lời cay đắng…

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *